gpsvn

Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo của Việt Nam

Người Việt và miếu hội Phục Ba

Posted by gpsvn trên Tháng Ba 30, 2010

Em có đọc một bài viết trên blog của dịch giả – nhà văn Phạm Viết Đào với tựa đề QUẢNG NINH CÓ THAM GIA “ MIẾU HỘI PHỤC BA TƯỚNG QUÂN “ Ở ĐÔNG HƯNG TQ KHÔNG ?

Gần đây lại có bài viết trên Tuần Việt Nam với tựa đề Thực hư chuyện người Việt nhảy múa trong lễ tế Mã Viện của tác giả Thái An, người có mong muốn trả lời  câu hỏi Thực hư chuyện này ra sao, chúng tôi xin làm rõ nội dung gốc đăng trên một số trang web của Trung Quốc.

Nhân đây cũng xin nói thêm là em đã copy màn hình bài báo này, đề phòng trường hợp tòa soạn thay đổi nội dung hoặc rút bài.

Em chỉ xin trích hai đoạn liền nhau của tác giả Thái An,và nhấn mạnh những từ ngữ cần chú ý.

Tộc người Kinh có khoảng 14.000 người và đây là nơi duy nhất ở Trung Quốc có người Kinh sinh sống. Và tộc người Kinh này, được xem là tộc người thiểu số Trung Quốc. Tộc người này ở Đông Hưng rất thông thạo tiếng Việt nhưng khi giao lưu với bên ngoài thường dùng tiếng Hán và chữ Hán.

Một nhà nghiên cứu Trung Quốc lâu năm, người từng trực tiếp đến làng này trước đây cho hay, khu vực làng này đã chính thức cắt sang đất Trung Quốc từ sau Công ước Pháp – Thanh 1887. Hiện nay, người dân ở làng này thậm chí hầu như không biết tiếng Việt, nhưng văn hóa, lối sống vẫn còn giữ được nhiều tập tục của người Việt. Tuy nhiên, dù gì sau cả trăm năm, người Kinh ở đây vẫn là người Trung Quốc, tuân theo những lễ nghi, văn hóa của Trung Quốc.

Tác giả Thái An lúc thì nói những người này rất thông thạo tiếng Việt, lúc thì bảo thậm chí hầu như không biết tiếng Việt, thật là mâu thuẫn. Em tự hỏi vì sao tác giả lại lúng túng như thế, lại có vẻ như giấu đầu thì lòi đuôi như thế?

Tác giả còn nói những người này giữ được nhiều tập tục của người Việt, em xin thưa với tác giả Thái An rằng, người Việt không hề có cái tập tục múa hát đóng vai Hai Bà Trưng dâng kiếm cho Mã Viện.

Có ít nhất một tấm hình không khớp với lập luận của tác giả Thái An. Lập luận của tác giả tuy mâu thuẫn, nhưng có một điểm thống nhất đó là tác giả cho rằng họ nói viết tốt tiếng Trung Quốc. Vậy thì sao họ phải phiên âm????

Cá nhân em rất nghi ngờ động cơ của tác giả Thái An, khi viết bài biện hộ cho nhóm người này.

9 bình luận to “Người Việt và miếu hội Phục Ba”

  1. baoluong said

    Xời ơi, suýt nữa tôi tưởng Mã Viện là tổ tiên của tôi,vì tôi cũng mang họ ..”tàu”.

  2. C . Điêc said

    Tớ cũng phân vân là đoàn nghệ thuật VN sang bên đó chỉ là nhóm người chuyên đi hát chầu văn tại các đền , miếu ở VN thôi . Những nhóm người này bây giờ nhiều lắm , chuyên đi hát phục vụ các chỗ lên đồng cốt ở các khu vực gần chùa Hương , đền ông Hoàng , Đầm đa …chứ có đoàn nào được bộ 4T cấp phép đi biểu diễn đâu . Những nhóm người này chỉ có tiền thôi ,chả cần biết nỗi nhục lịch sử của đất nước đâu .

  3. Mr. Do said

    “Có ít nhất một tấm hình không khớp với lập luận của tác giả Thái An. Lập luận của tác giả tuy mâu thuẫn, nhưng có một điểm thống nhất đó là tác giả cho rằng họ nói viết tốt tiếng Trung Quốc. Vậy thì sao họ phải phiên âm????”

    Thì phiên âm để những người bà con từ bên kia biên giới qua viếng có thể đọc mà (tôi chỉ suy theo ý trong bài của Thái An thôi).

  4. Mr. Do said

    Cái chuyện “tiếng Việt” thực ra cũng không mâu thuẫn.

    Ngày xưa, thì họ rất thông thạo tiếng Việt.
    Ngày nay, thì hầu như không biết tiếng Việt.

    • gpsvn said

      1. Đúng như dự đoán của em, bài trên TVN đã biến mất, nhưng em đã chụp màn hình rồi, các bác yên tâm.

      2. Thái An viết “Tộc người này ở Đông Hưng rất thông thạo tiếng Việt”, không có trạng ngữ ngày xưa. Mà thật ra, ngày xưa thì hiển nhiên họ phải giỏi tiếng Việt, không cần phải nói. Khi tác giả viết câu này, muốn nói thì hiện tại, nghĩa là sau bao thế hệ mà vẫn nói thạo tiếng Việt.

  5. Mr. Do said

    Bài trên VNN chưa mất mà bác!

    http://www.tuanvietnam.net/2010-03-30-thuc-hu-chuyen-nguoi-viet-nhay-mua-trong-le-te-ma-vien

  6. dungpc said

    ại ý bài báo đưa ra lập luận thế này, ngày xưa anh cu Viện “dẹp được cuộc khởi nghĩa của Hai Bà” (không biết Thái An là ông nào, dân Tàu hay dân Việt mà dùng từ “dẹp” trong tình huống này), rồi khi rút về, ông cu cài một số lính cu ở lại, ở cái khu vực giáp biên giới, gieo nòi gieo giống với đàn bà Việt và cũng hình thành nên dân tộc Kinh,… sau này phần đất này thuộc về Trung Quốc, nên nghiễm nhiên đám lính cu, con cháu lính cu này thành dân Trung Quốc, ăn cơm Trung Quốc, uống nước Trung Quốc, thờ thần thờ thánh Trung Quốc, đại loại thế..

    Rồi tác giả mở màn chiến thuật “bình thường hóa” vấn đề khi khẳng định trang mạng đưa lên những hình ảnh và những thông tin đó là một trang mạng cộng đồng của Trung Quốc, nghĩa là một trang mạng bình dân, thập cẩm, cóc khô có giá trị văn hóa, giá trị đạo đức, không đáng phải lưu ý.

    Tác giả Thái An cũng khẳng định rằng, tộc người Kinh ít ỏi trên đất Trung Quốc này là dân tộc thiểu số đối với Trung Quốc. (Trong khi tác giả thừa biết rằng tỷ lệ dân tộc Kinh ở Việt là bào nhiêu, hu hu, viết nhẹ như không).

    Và việc một số các bà sồn sồn, các chị sồn sồn, các ông sồn sồn mặc áo, múa hát, dâng rượu, quy hàng với hình ảnh diễn xuất Hai Bà quy gối Mã Viện là do một số người Việt, ở Việt Nam, sát biên giới với tộc Kinh thiểu số kia, có họ hàng với tộc Kinh thiểu số kia, sang góp vui với những người anh em họ hàng.

    Rồi vấn đề được tác giả chốt lại, nhẹ nhàng hóa bằng câu: “Chuyện gây xôn xao thực ra rất bình thường, nó không khác nào việc hai người ở hai làng khác nhau nhưng có quan hệ họ hàng, vào dịp tế lễ sóc vọng làng này, người dân làng khác có thể tham dự.”

    He he, giấu đầu hở đuôi, thực ra cả một bài viết dài dằng dặc của Thái An về việc giải thích về các cu lính con cháu (đằng nội) của Mã Viện, tộc người Kinh thiểu số ở Trung Quốc chẳng nói lên được cái gì cả, vì nếu thế thì chuyện nó … bình thường, con cháu ngậm mồm cúng bái một cái ảo tưởng lịch sử của cha ông suy cho cùng cũng … bình thường. Nhưng khi khẳng định là đám con cháu này nói tiếng Việt rất thông thạo thì cái người ta cần giải thích là tại sao văn tế lại phải phiên âm tiếng Việt?

    Đó là thứ nhất, thứ hai là lối biện minh hàng xóm, láng giềng sang chơi với nhau, cúng bái với nhau trong lễ hội của nhau là bình thường!

    Hai dân tộc nó khác hẳn khái niệm hai hàng xóm, láng giềng, văn hóa khác nhau, lịch sử khác nhau, lòng tự trọng, tự tôn cũng có những đặc trưng riêng khác nhau, không phụ thuộc nhau, không cùng chịu sự quản lý chung của bất cứ một ai cả để mà “uống nước xóm với nhau không ngại vì có trưởng thôn, tối lửa tắt đèn với nhau thoải mái vì có trưởng thôn”…nôm na thế.

    Tôi là thằng con trai họ Phạm, nhà thờ họ của gia tộc tôi ở Đức Long, Đức Thọ, Hà Tĩnh, ngày 30 tết, ngày rằm, ngày giỗ, tôi có thể mời hàng xóm, láng giềng sang uống rượu, sang ăn cơm, nhưng không bao giờ tôi chấp nhận cho một thằng hàng xóm nào không phải họ hàng, bước vào nhà thờ tự xưng là con là cháu, lầm rầm khấn vái linh ta linh tinh…

    Và ngược lại, tôi có thừa sự tự trọng và tự hào về gia tộc, tổ tiên của mình để ý thức được rằng, ngày rằm, ngày giỗ, ngày tết, … mình chỉ về cúi đầu trước họ mình, thắp hương cho tổ tiên mình, không bao giờ có chuyện trong những ngày thiêng liêng đó, xí xớn, xun xoe sang nhà thờ họ khác.

    Ông anh tôi suy đoán có thể đúng, không thiếu những thằng, những con hèn sẵn sàng vì ba đồng xu bẩn thỉu mà chịu khoác lên mình những tấm áo của tiền nhân và làm cái hành vi mạt rệp kia. Và cũng không hiếm thằng “tạm gọi là đàn ông” sẵn sàng đánh đổi cả sự linh thiêng của dân tộc để đổi lấy một cái gật đầu khen ngợi cho hành vi xu nịnh trơ trẽn.

    Một phương án chữa cháy chính trị ngu như … b!

    Nhổ toẹt vào cái gọi là giải thích của Thái An.

    trích trên dungpc’s blog: http://vn.360plus.yahoo.com/jw!GejgOMuCGBbDKJfKJU1HMVVhK0Y-/article?mid=1330

  7. cogaimongmo said

    “kí giả” Thái An có họ MÃ (nếu không nhầm thì Mã nghĩa là Ngựa).

Bình luận về bài viết này